Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Dân “du lịch bụi” đổ về Mộc Châu ngắm hoa

Cuối tháng 11, khi mà Hà Giang đã qua mùa hoa tam giác mạch, dân “du lịch bụi” lại tìm đến Mộc Châu để thưởng thức mùa hoa nơi thảo nguyên bao la này.

Chỉ trong hai ngày thứ bảy, chủ nhật cuối tháng 11.2011, dân “du lịch bụi” tụ về đây để ngắm những đồi hoa cải, hoa chè, rừng mơ và cả hoa trạng nguyên, du lich phu quoc hoa dã quỳ nở muôn màu sắc.

Xe máy là phương tiện được lựa chọn số một để có thể đi từ Hà Nội tới Mộc Châu, thú vị nhất và len lỏi được vào những cánh đồng hoa cải đẹp nhất, lạ nhất. Dân “du lịch bụi” đi tìm cảm giác thanh bình giữa thảo nguyên bao la và săn những bức ảnh đẹp, đôi khi chỉ để chia sẻ với nhau trên Facebook.

Từ Hà Nội đi, Mộc Châu là huyện đầu tiên khi bước vào tỉnh Sơn La và chỉ cách Hà Nội chừng 200km. “du lịch bụi” bằng xe máy sẽ cảm nhận được cái bao la của đất trời khi đi qua đèo Thung Khe, dốc Kun thuộc tỉnh Hòa Bình. Thời gian xuất phát của các đoàn “du lịch bụi” thường là chiều thứ sáu. Điểm dừng chân đầu tiên là đỉnh đèo Thung Khe để phóng tầm mắt xuống thung lũng Mai Châu, thu toàn cảnh thị trấn nổi tiếng này vào ống kính để thấy những mái nhà sàn nhấp nhô như nốt nhạc mà ngỡ ngửi thấy cả mùi xôi nếp Mai Châu.

Để rồi, cả đoàn xe máy lại thả ga vào thị trấn Mai Châu, ngủ một đêm ở bản Lác hay xóm Lầu. Người Thái ở Mai Châu dù đã làm du lịch gần 20 năm nay, nhưng vẫn giữ được nếp sống truyền thống. Vẫn nếp nhà sàn và mó (tắm) nước suối du lich campuchia, vẫn dệt thổ cẩm và săn bằng nỏ. Đêm Mai Châu có múa xòe và uống rượu cần đủ để cho dân “du lịch bụi” cảm nhận được không khí của vùng cao, nhưng họ phải ngủ sớm để dành sức cho chặng vượt đèo tiếp theo.

Sớm hôm sau, sau khi đã ăn chút xôi nếp, cả đoàn lên đường. Hạt nếp trồng ruộng nước ở thung lũng Mai Châu khác với hạt nếp dưới xuôi, lại đồ trong hông gỗ nên thơm dẻo ngon lạ thường. Từ Mai Châu lên Mộc Châu là những con đường đèo quanh co, nhưng không còn những khúc cua tay áo. Đường đèo đã được trải đẹp hơn. Đã có thể cảm nhận dần màu hoa dã quỳ dọc con đường tới thị trấn Mộc Châu.

Mộc Châu đón người đi đường bằng những vườn hoa đào hoa mận, thân trắng mốc, mọc đầy những cây địa y xanh nho nhỏ. Chỉ nghĩ đến những ngày xuân tươi đẹp, khi những cành cây khẳng khiu này đơm hoa đã đủ khiến lòng người háo hức. Rồi những thảm cỏ xanh mướt hiện ra sau những triền đồi, đâu đó thấp thoáng những ruộng hoa cải trắng như một mảng màu tô cho màu đất nâu.

Mùa đông và mùa xuân là hai khoảng thời gian đẹp nhất trong năm tại Mộc Châu. Mùa xuân, cả đất trời Mộc Châu khoe sắc hoa mận trắng và hoa đào rực rỡ. Và mùa đông là những thảm cỏ xanh, những hàng rào hoa dã quỳ màu cam sặc sỡ bên những cây hoa trạng nguyên rực đỏ. Tôi đếm được không dưới mười loài hoa cỏ khác nhau ở mảnh đất này. Những bông hoa lau, loài hoa dại trên cánh đồng cũng khoe sắc dưới bầu trời xanh.

Thị trấn Mộc Châu nổi tiếng với nhiều món ăn ngon và nông trường nuôi bò sữa. Lướt xe máy vào Nông trường Mộc Châu, đây đó phảng phất mùi phân bò, du lich vung tau nhưng lại khiến cho dân phượt cảm nhận được hương vị đồng nội. Thú vị nhất vẫn là những đồi, ruộng hoa cải trải rộng. Hoa cải trắng ở Mộc Châu được trồng cùng đại mạch để cắt cả cây cho bò ăn. Nhưng mùa hoa nở thì lại tạo nên một bức tranh thơ mộng níu chân du khách cả hai ngày nghỉ cuối tuần.

Nhiều tín đồ của “du lịch bụi” dù đã đến Mộc Châu nhiều lần, nhưng cũng vẫn muốn trở lại nơi này đúng mùa hoa nở những dịp tháng 11 ngắm hoa trạng nguyên, hoa dã quỳ, hoa cải và dịp sau tết để ngắm hoa mận.

Những chiếc xe máy len lỏi từng con đường nhỏ trên thảo nguyên Mộc Châu trong cái se lạnh của vùng cao tiết cuối thu thực sự là cảm xúc khó quên. Để rồi, khi đêm buông họ lại ngồi trong nhà sàn thưởng thức món bê chao dầu,du lich thai lan thịt ngựa treo gác bếp và cải Mèo xào thịt bò và cả măng luộc chấm “chéo”.

Chiều chủ nhật, tạm biệt Mộc Châu phóng xe về Hà Nội, “bắn” ảnh lên Facebook rồi ngủ một giấc để sớm sau quay về với công việc hằng ngày.


Du Lich Trong Nuoc

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Kỳ lạ những cổ thụ tại Lam Kinh Kỳ lạ những cổ thụ tại Lam Kinh

Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 52km về phía Tây Bắc. Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
Ngoài các đền, điện, miếu..., dấu tích của một thời đời các vua Lê thì tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh này có những cây ổi quái dị (bởi hễ cứ gãi vào là “cười”) và đặc biệt này còn nhiều loại cây kỳ lạ khác.

Cây đa và thị cổ chung một gốc

Cô hướng dẫn viên du lịch Lê Thị Lan thướt tha tà áo dài, tự hào giới thiệu mãi với du khách về một cây cổ thụ có tên nôm na là cây Đa Thị, nằm ngay phía Tây Nam sân rồng của di tích Lam Kinh.

Cây đa này cao chừng 50m, cành gốc xum xuê, phủ bóng rợp một góc sân du lich campuchia. Cứ theo lời Lan, cây Đa Thị đặc biệt ở chỗ gốc đa ôm lấy gốc thị. Tuy là hai cây cho hai loại quả nhưng chỉ có chung một gốc, cùng bạc phếch màu như đã lẫn thân vào thành một khối.

< Cô hướng dẫn viên du lịch tên Lan giới thiệu về cây đa và cây thị chung gốc.

Những năm trước đây, cây thị vẫn cho nhiều quả, tuy nhỏ và có vị chát nhưng rất thơm. Căn cứ theo những biến cố thăng trầm của Lam Kinh, cây đa được ước tính chừng 300 tuổi.
Cây thị được cho là có trước, già hơn cây đa, đã chết năm 2007, chỉ còn lại thân gỗ khô. Người xưa cho rằng, chim chóc thường về đậu trên cây thị, có mang theo quả đa về ăn nên rơi hạt mà mọc lên cây đa. Đa lớn nhanh, ôm lấy gốc thị.

Theo lời những người gắn bó lâu năm với khu di tích, chuyện hai thân cây ôm lấy nhau rồi hóa thành một không hiếm ở Lam Kinh. Ở vùng đất cổ kính này, còn có nhiều gốc cây là đa, si ôm chặt lấy một thân cây cổ thụ nào đó trong các khu rừng cổ, tương tự như cây Đa Thị nổi tiếng kia.

Lam Kinh có “cây ổi cười”

< "Cù" vào cành, thì chỉ lá ở cành đó "cười".

Cây ổi cười nằm khiêm tốn ở góc phải khuôn viên Vĩnh Lăng, phía sau hàng quan hầu và linh thú hiền từ đang chầu trước mộ vua. Lê Thái Tổ. Cây ổi này trông không khác gì một cây ổi bình thường, cành khẳng khiu, có vẻ rất già cỗi và nằm một góc lặng lẽ trong khu lăng mộ. Điều đặc biệt là chỉ cần bạn dùng móng tay cào nhẹ vào bất cứ điểm nào trên thân cây từ gốc đến ngọn là lập tức toàn bộ cành lá của nó rung lên như đang cười.

Trạng thái “cười” của cây ổi này không phải do có gió thổi hay bị tác động như rung, lắc. Chính vì vậy mà người ta liên tưởng rằng cây ổi đang cười và chỉ cười khi bị “thọc lét”.

< Chưa ai giải thích được vì sao cây "ổi Tàu" này lại biết "cười".

Vào các buổi sáng yên tĩnh, lặng gió thì rất dễ dàng thấy cây cười rung rinh, cười như nắc nẻ khi có người chạm vào du lich da lat. Dường như cây cũng có linh cảm như con người, bị chạm vào “da thịt” chỗ nhạy cảm thì có phản ứng. Trước đây, có một nhà thơ người Phú Thọ đến viếng lăng, bảo rằng, đây là giống ổi Tàu, do thân nhỏ cành nhỏ nên dễ rung rinh. Nhưng giải thích làm sao đây khi cây ổi Ta bên trái kia cũng biết cười?

Kỳ lạ là nếu đem cành chiết của các cây đó trồng ra ngoài khuôn viên khu mộ thì không có hiện tượng đó. Nghe nói, đã có nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu để tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Sét sợ cây sui

Cây cổ thụ được cho là cổ kính nhất, đặc biệt nhất và cao lớn nhất ở Lam Kinh chính là một cây sui ở trung tâm di tích, ngay phía sau tòa Thái miếu.

< Cây sui khổng lồ trong Khu Di tích Lam Kinh. 

Người xưa, nhất là đồng bào vùng cao coi trọng cây sui vì vỏ cây bóc ra làm chăn giữ ấm mùa đông (“Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”– Tố Hữu).

Theo ông Trịnh Đình Dương, trong cuốn Đại Việt sử kí toàn thư có chép nhiều chuyện sét đánh ở Lam Kinh, cháy nhà, cháy cây. Chuyện sét đánh khá bình thường đối với những vùng đất được coi là hội tụ linh khí như vẫn gặp ở đàn Tế giao của vương triều nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) hay chính ngôi thành thành đá kỳ vĩ.

Ông Dương cho biết thêm: “Hiện nay sét vẫn thường đánh ầm ầm ở Khu Di tích Lam Kinh, nhiều khi làm hỏng cả thiết bị máy móc của Ban Quản lý. Có những chiếc máy tính mới mua, được vài hôm sét đã làm cháy khét lẹt, vác đi sửa không ăn thua, phải bỏ.

Cứ nghe tiếng “đùng, đoàng” khủng khiếp là y như rằng có những cây cối xanh tươi trong Khu Di tích bị đánh chết cháy giữa ngày không mưa.

< Dù cây sui rất cao lớn, nhưng hàng trăm năm nay sét chỉ đánh vào những cây nhỏ xung quanh.

Mỗi năm kiểu gì cũng có dăm ba cây bị sét đánh chết khô.
Nhưng cây sui cao lớn nhất vùng, dễ phải hơn 60m, tuổi đời có lẽ chừng 600- 700 tuổi, lại không hề bị sét đánh bao giờ, dù ở đây mỗi năm có vài ba cây xung quanh nó, dù thấp hơn nhiều, vẫn bị sét đánh chết”.

Mọi người dự đoán, cây sui như một cột thu lôi hút linh khí vần vũ giao hòa của trời đất truyền vào lòng đất được người xưa lựa chọn đặc biệt kỳ công về phong thủy này chăng? 
Lại có ý kiến cho rằng: Cây sui được trồng để đánh dấu một vị trí đặc biệt quan trọng của khu tông miếu nhà Hậu Lê, rất có thể là ngôi mộ thực an táng Bình Định Vương Lê Lợi.

Cây lim 600 năm tuổi “tự thoát xác”

< Gốc cây lim vừa khít với tiết diện tảng kê chân cột này.

Nhưng sự ngạc nhiên gần đây nhất thuộc về một cây vừa được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa quyết định hạ trong dịp giỗ Lê Lợi tháng 8 âm lịch vừa qua.
Đó là cây lim cổ thụ, khoảng 600 tuổi, cao nhất nhì rừng Lam Kinh, được người dân địa phương gọi là cây Lim Cò, do trước đây cò thường về đậu trắng trên ngọn cây.

Cô hướng dẫn viên du lịch Lê Thị Lan hồ hởi giới thiệu: “Trong ngày 21 và 22- 8 âm lịch vừa qua, nhân dịp giỗ Bình Định Vương Lê Lợi, tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ “phạt mộc”, hạ một cây lim khoảng 600 năm tuổi để khởi công phỏng dựng Chính điện.

Điều kỳ lạ hay trùng hợp thì chưa rõ, nhưng cây lim cổ thụ vốn đang sống tươi tốt trong khuôn viên di tích,du lich nha trang gần đây bỗng trút lá một lần, rồi khô đi mà chết, như một sự tự nguyện hiến thân cho công việc này”.

Mấy năm trước, thân cây còn tráng kiện, lá cây xanh mướt mát, tưởng như bất tử, nhưng từ mùa xuân năm ngoái, bỗng ào ào rụng lá đến khi không còn một chiếc nào. Cây khô lá, khô cành chừng dăm bảy tháng sau thì chết.
Ông Trịnh Đình Dương cho biết thêm: “Điều trùng hợp là thời điểm cây Lim Cò trút lá trùng với thời điểm dự án phục hồi phỏng dựng Chính điện Lam Kinh được phê duyệt, và khi cây chết là lúc thiết kế thi công vừa hoàn thành.

Ngoài ra còn có hai điều trùng hợp nữa.

< Tam quan Chính điện Lam Kinh được phục dựng theo nguyên mẫu với những cây lim cổ thụ. 

Thứ nhất, thường thì các cây lim cổ thụ thường bị tiêu tâm (rỗng ruột), nhưng riêng cây lim này thì không, rất thuận lợi để làm trụ cột các tòa nhà lớn như công trình phỏng dựng Chính điện với quy mô 9 tòa nhà gỗ lim đồ sộ nhất Việt Nam.

Thứ hai, sau khi làm lễ “phạt mộc”, rồi tiến hành gọt bỏ phần vỏ cây, pha được 4 khúc gỗ lớn thì riêng phần thân cây đủ làm một cột cái, một cột quân, hai nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.
Đường kính phần gốc cây lim gần như trùng khớp với gương tảng cột cái (xấp xỉ 0,8m), phần ngọn khoảng 0,65 cm, vừa với gương tảng cột quân”.

Tất nhiên, việc phỏng dựng Chính điện cần rất nhiều gỗ lim, phải nhập ngoại, chứ không phải chỉ rừng lim xanh cổ thụ ở Lam Kinh có thể cung cấp đủ.

Nhưng sự trùng hợp ngẫu nhiên này khiến người dân địa phương vốn đã thấy rất nhiều chuyện lạ trong khu vực linh thiêng này cho rằng, dường như cây Lim Cò từ 600 năm trước được sinh ra là để phục vụ cho việc phỏng dựng Chính điện này.

Trên tấm bia Vĩnh Lăng đẹp nhất nhì Việt Nam được làm bằng đá trầm tích nguyên khối còn đặt tại Lam Kinh do quan Vinh Lộc đại phu Nhập nội hành khiển Tri tam quản sự Nguyễn Trãi phụng soạn, có đoạn chép về cụ tổ Lê Hối của Thái tổ Lê Lợi:

“… Một ngày kia đi chơi Lam Sơn, thấy có đàn chim bay lượn ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt liền dời nhà đến đây, được ba năm thành sản nghiệp, con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều, việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy”.

Lam Kinh hiện nay có 97ha rừng trên tổng diện tích 200ha, với rất nhiều rừng cổ, cây cổ thụ, chim chóc, rắn, thú, mỗi năm đón hàng trăm ngàn du khách về khói nhang, vãn cảnh.
Rắn hiện ở Lam Kinh có rất nhiều, đủ loại lớn nhỏ khác nhau. Những ngày đẹp trời, rắn thường bò ra thảnh thơi phơi nắng khắp sân Chính điện, nhưng tuyệt nhiên chưa cắn ai bao giờ.

Những chuyện kỳ lạ chúng tôi lượm lặt về cây xung quanh khu tông miếu Lam Kinh, để thấy, du lich teambuilding không phải người dân muốn tô vẽ chuyện hoang đường, mà như sự kính ngưỡng với người xưa và chốn thâm nghiêm mà gần gũi của một vương triều hiển hách trong lịch sử nước Nam.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

10 bùng binh sống động nhất Sài Gòn về đêm 10 bùng binh sống động nhất Sài Gòn về đêm

Bùng binh (vòng xuyến) là nơi giao hội của tất cả các phương tiện giao thông đường bộ, giữa mọi người dân thành phố với nhau. Có lẽ không có bất cứ nơi nào khác trên hành tinh xanh này, xe máy có thể tìm thấy nhiều như ở Sài Gòn.


Bộ ảnh được tác giả thực hiện trong 1 tháng với kỹ thuật phơi sáng cao và... chịu khó leo trèo,xem du lich nha trang. Kết quả là được một bộ ảnh để đời mà các bạn đang xem.

1. Bùng binh quảng trường Quách Thị Trang, đối diện chợ Bến Thành: đây là một trong những góc phố nổi tiếng nhất Sài Gòn vì có chợ Bến Thành, từ lâu đã là biểu tượng không thể thay thế của Sài Gòn.

Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa ... 7 đường: Lê Lợi, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính, Hàm Nghi, Huỳnh Thúc Kháng.

2. Bùng binh đại lộ: nằm ngay "trái tim" của thành phố, tại đây có thể nhìn thấy Nhà hát thành phối & tòa nhà UBND. Khu vực này mỗi ngày có hàng ngàn khách du lich qua lại.



Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa 2 đại lộ Lê Lợi & Nguyễn Huệ - tên 2 vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc VN.

3. Bùng binh 30/4 (tạm gọi) (Q1) : tâm điểm là nhà thờ Đức bà, từ đây có thể nhìn thấy Dinh Thống Nhất, công viên 30/4 & con đường lịch sử cùng tên.



Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa 3 đường: Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch & Công xã Paris.

4. Bùng binh Hàng Xanh: cửa ngõ vào thành phố từ phía Đông. Cách đây gần 20 năm, lộ giới của con đường Điện Biên Phủ chỉ = 1/4 so với hiện tại.



Vị trí: Quận Bình Thạnh, giao lộ giữa 2 đường: Điện Biên Phủ & Xô Viết Nghệ Tĩnh.

5. Bùng binh cầu Điện Biên Phủ: cách bùng binh Hàng Xanh khoảng 1.5km, qua cầu Điện Biên Phủ. Đoạn đường từ đây đến Hàng Xanh tốt đến mức có 1 thời nó là cung đường "tủ" của quái xế, từ 2 bánh đến 4 bánh.



Vị trí: Quận 1, giao lộ giữa 2 đường: Điện Biên Phủ & Nguyễn Bỉnh Khiêm.

6. Bùng binh dân chủ: cách trung tâm thành phố khoảng 2.5km, đây là khu vực bùng binh có diện tích rộng nhất trong số 10 bùng binh của bộ ảnh.



Vị trí: giao điểm giữa Q1 -Q3 - Q10 và 6 đường: Cách mạng tháng 8, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên, 3 tháng 2, Nguyễn Thượng Hiền.

7. Bùng binh Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng): cách "trái tim" thành phố 1km, nằm ở vị trí có thể kẹt xe bất cứ lúc nào, tại đây có thể thấy khách sạn New World, khu vực này có rất nhiều tiệm bán xe máy dọc đường Lý Tự Trọng - còn gọi là khu Gia Long (tên cũ).



Vị trí: Q1, giao lộ giữa 6 đường: Cách mạng tháng 8, Lê Thị Riêng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm Hồng Thái, Lý Tự Trọng.

8. Bùng binh ngã 7: cách "trái tim" thành phố 3km, nhìn như một bông hoa sáng tuyệt đẹp & cũng hàng ngày chứng kiến "giao thông mắc cửi" của Sài Gòn.



Vị trí: Q10, giao lộ giữa 4 đường: Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự.

9. Bùng binh cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh: bùng binh "trẻ" nhất Sài Gòn & khu vực xung quanh cũng đang dẫn hoàn thiện, nhìn như phượng hoàng đang tung cánh bay về phía Tây thành phố - Thủ Thiêm, đang phát triển từng ngày.



Vị trí: Q. Bình Thạnh, giao lộ giữa 2 đường: Nguyễn Hữu Cảnh & Ngô Tất Tố.




10. Bùng binh ngã năm chuồng chó: cách xa trung tâm thành phố nhất trong số 10 bùng binh, đây là đầu mối giao thông về khu vực Tây Sài Gòn, nhìn cảnh đường phố & người ngồi kín vỉa hè có thể thấy được sự đông đúc của dân cư thành phố.



Vị trí: Q. Gò Vấp, giao lộ giữa 5 đường: Nguyễn Kiệm, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Nghi, Trần Thị Nghĩ, Nguyễn Oanh, Quang Trung.
TAG:du lich trong nuoc

Xem Video:


Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Chùa Linh Phước - Đà Lạt

Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km về hướng Đông Nam.

Chùa được khởi công xây dựng từ 1949 đến 1952 mới hoàn thành. Năm 1990 chùa trùng tu lại toàn bộ, xây dựng cổng tam quan ngay mặt đường để khách dễ nhận biết, vì thực tế chùa nằm sâu trong hẻm cách mặt đường chừng 80m.

Gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia,xem du lich trong nuoc. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.

Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 - đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949, nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến kể từ năm 1990. Khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới.

Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.

Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu,xem du lich campuchia. Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.

Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.

Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36 m (được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay) đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện.

Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chuông cao 4,3 m, đường kính 2,3 m và nặng tới 8,5 tấn. Việc đúc chuông có sự đóng góp vật lực, tài lực của Phật tử, du khách từ Bắc chí Nam. Một nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chông được mời đến đã dành ra hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông, bao gồm các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, các thắng cảnh…

Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối,xem du lich thai lan. Ở Linh Phước tự hình tượng con rồng gần như bao quát toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa, được chạm khắc, bài trí rất công phu trên các hàng cột, trên mái chùa cong…

Đến với Đà Lạt, thành phố ngàn hoa ở cao nguyên Lang Biang, nơi có những danh lam thắng cảnh đã là điểm tham quan, lễ bái cho hàng triệu du khách muôn phương: Chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, chùa Linh Phong, chùa Thiên Vương Cổ Sát, thiền viện Trúc Lâm, thiền viện Vạn Hạnh ... và chùa Linh Phước.